DROPBOX VÀ ONEDIRVE: ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP LƯU TRỮ PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP?

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như ngày nay, các doanh nghiệp cần phải lưu trữ và chia sẻ dữ liệu kỹ thuật số một cách an toàn và hiệu quả. Vì vậy, việc chọn giải pháp lưu trữ đám mây đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hai dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay đó là Dropbox và OneDrive. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai dịch vụ lưu trữ này để giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hai giải pháp và dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp.

1. Giá cả

OneDrive là một sản phẩm của Microsoft được tích hợp sẵn với các gói Microsoft365 bản quyền với một mức giá hợp lý. Điểm khách biệt lớn nhất về giá diuwx Dropbox và OneDrive là Dropbox có giá cao hơn so với OneDrive. Gói Dropbox Business Advanced bắt đầu từ 15$/tháng/người dùng, trong khi đó, gói OneDrive Business Standard của Microsoft chỉ có giá từ 5$/tháng/người dùng.

Dropbox

Gói Giá Dung lượng
Miễn phí Miễn phí 2GB
Dropbox Professional (for freelancers) $16,58/tháng 3TB
Dropbox Business Standard $15/tháng 5TB

Dropbox

Gói Giá Dung lượng
OneDrive for Business (Plan 1) $5/tháng 1TB
OneDrive for Business (Plan 2) $10/tháng Không giới hạn
Microsoft 365 Business Basic $6/tháng 1TB
Microsoft 365 Business Standard $12,5/tháng 1TB

2. Tích hợp ứng dụng Office

Dropbox và OneDrive cung cấp các cấp độ tích hợp khác nhau với các ứng dụng cộng tác văn phòng. Dropbox tích hợp tốt với bộ Microsoft Office, Google Workspace và các ứng dụng bên thứ ba như Slack. Nó cũng cung cấp một không gian làm việc được gọi là Dropbox Paper để chỉnh sửa tài liệu theo thời gian thức và phân công nhiệm vụ.

Mặt khác, OneDrive được tích hợp trong hệ sinh thái của Microsoft và cung cấp khả năng tích hợp liền mạch với bộ Microsoft Office và Microsoft Teams để chỉnh sửa tài liệu, giao tiếp và hợp trực tuyến theo thời gian thực. Lựa chọn Dropbox và OneDrive để tích hợp ứng dụng cộng tác văn phòng tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cụ thể của người dụng.

Vì vậy để só sánh Dropbox cung cấp phạm vi tích hợp ứng dụng của bên thứ ba rộng hơn, trong khi OneDrive cung cấp khả năng tích hợp sâu và liền mạch hơn với bộ Microsoft Office.

3. Đồng bộ hóa tệp

Cả Dropbox và OneDrive đều cung cấp tính năng đồng bộ hóa tự động, nghĩa là mọi thay đổi được thực hiện đối với tệp trên một thiết bị sẽ được tự động đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị được kết nối với cùng một tài khoản. Cả hai nền tảng đám mấy cung cấp khả năng đồng bộ hóa có chọn lọc các tệp và thư mục, người dùng có thể chọn tệp và thư mục nào sẽ đồng bộ hóa và tệp nào sẽ bị loại bỏ. Họ cũng cung cấp lịch sử phiên bản, cho phép người dùng khôi phục các phiên bản trước của tệp nếu cần.

Về các tính năng đồng bộ hóa tệp, cả Dropbox và OneDrive đều cung cấp chức năng tương tự nhau. Tuy nhiên có một số khác biệt về giao diện người dùng và dễ sử dụng. Ví dụ: một người dùng thấy tính năng đồng bộ có chọn lọc của Dropbox trực quan hơn và dễ sử dụng hơn, trong khi những người khác thích tích hợp OneDrive với bộ Microsoft Office hơn.

3. Chia sẻ tệp

Trong phần so sánh này, Dropbox và OneDrive cung cấp chức năng giống hệt nhau. Cả hai nền tảng đám mây đều cung cấp một số cách để chia sẻ tệp bảo gồm: chia sẻ liên kết đến têp hoặc thư mục, mời người khác cộng tác trên tệp hoặc thư mục và tạo thư mục dùng chung nhiều người có thể truy cập và cộng tác trên tệp.

Dropbox và OneDrive cho phép người dùng đặt quyền cho các tệp và thư mục được chia sẻ, chẳng hạn như quyền truy cập chỉ đọc hoặc đọc/ghi và ngày hết hạn cho các liên kết được chia sẻ.

4. Bảo mật

Về các tính năng bảo mật, cả Dropbox và OneDrive đều cung cấp chức năng mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu người dùng. Cả hai đều cung cấp xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền và ở trạng thái nghỉ, cũng như khả năng xóa thiết bị từ xa. Tuy nhiên, có một số khác biệt về chính sách mã hóa và truy cập. Ví dụ: Dropbox sử dụng mã hóa AES 256-bit cho dữ liệu lưu trữ, trong khi OneDrive sử dụng mã hóa BitLocker. Ngoài ra, OneDrive cung cấp Chính sách truy cập thiết bị và Kho lưu trữ các nhân, cho phép người dùng kiểm soát quyền truy cập vào tài khoản của họ trên các thiết bị cụ thể.

Cả Dropbox và OneDrive đều tuân thủ các chứng nhận bảo mật tiêu chuẩn ngành, chẳng hạn như ISO 27001 và SOC 2 loại II, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu nhất định.

Cuối cùng, việc lựa chọn giữa OneDrive và Dropbox tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của tổ chức. Cả hai đều cung cấp các tính năng tương tự nhau.

Trong trường hợp tổ chức của bạn đang sử dụng Dropbox mà muốn chuyển sang sử dụng OneDrive để đồng bộ với hệ sinh thái Microsoft Office. Hãy liên hệ với SOFT365, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp của bạn di chuyển dữ liệu dễ dàng và đảm bảo an toàn nhất.