TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU HƯỚNG BẢO MẬT MẠNG NĂM 2022 VỚI MICROSOFT 365

An ninh mạng đã dần trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong thập kỷ qua. Khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì kèm theo đó là những rủi ro an ninh mạng luôn rình rập. Do đó, việc các tổ chức, doanh nghiệp luôn cần đón đầu các xu hướng mới quan trọng hơn báo giờ hết.

Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét tới các xu hướng an ninh mạng hàng đầu của năm 2022 và nó ảnh hưởng như thế nào tới các xu hướng Microsoft 365 và Azure Active Directory.

Các xu hướng an ninh mạng hàng đầu cho năm 2022

Tấn công khi làm việc từ xa

Kể từ sau đại dịch, tội phạm mạng đã lợi dụng các lỗ hổng trong “xu hướng làm việc từ xa” và những người làm việc từ xa là một trong những mục tiêu đầu tiên của những kẻ tấn công mạng. Khi làm việc từ xa, nhân viên có thể làm việc trong thời gian phù hợp mà họ muốn, có nghĩa là đăng nhập vào mạng của tổ chức, doanh nghiệp ngoài thời gian được giám sát an ninh. Chính vì vậy, tin tặc đã lợi dụng những lỗ hổng này để tìm cách xâm nhập vào hệ thống dữ liệu khi bảo mật yếu.

Do đó, việc đào tạo về an ninh mạng là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sử dụng mô hình làm việc từ xa. Vào năm 2022, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm tầm quan trọng của các biện pháp an ninh nghiêm ngặt đối những nhân viên làm việc tại nhà, đưa ra các chính sách về những loại thiết bị có thể được sử dụng, những gì nhân viên chịu trách nhiệm và khi nào họ nên truy cập vào mạng công ty.

Nhiều cuộc tấn công ransomware hơn

Vào năm 2020 “tần suất và độ phức tạp” của các cuộc tấn công ransomware tắng 150%, xu hướng này được du đoán là sẽ tiếp diễn vào năm 2022.

Vào năm 2022, các tổ chức, doanh nghiệp đang thực hiện các biện pháp chủ động hơn để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng ransomware, đào tạo nhân viên cảnh giác về lừa đảo qua email, cập nhật các bản sửa lỗi phần mềm và đưa ra một kế hoạch liên tục, để nhân viên có thể dễ dàng nhận biết được một cuộc tấn công ransomware.

Cuộc tấn công IoT

Internet of Things (IoT) có nghĩa là có nhiều đồ vật kết nối internet hơn (tủ lạnh thông minh, đồng hồ thông mình, máy lọc không khí, robot hút bui…). Những vật dụng này giúp cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn, nhưng cũng khiến cho các tổ chức, doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng trước các mối đe dọa mạng.

Tội phạm mạng có thể truy cập vào mạng của công ty thông qua các thiết bị dễ bị tấn công, chẳng hạn như tủ lạnh, robot thông minh sử dụng chúng như một cổng thông qua đó để khai thác dữ liệu của công ty. IoT là một ngành công nghiệp sinh lợi lớn. Tuy nhiên khi các thiết bị này cung cấp thêm một thước đo bề sự thoải mái, các tổ chức cần đánh giá trạng thái bảo mật của thiết bị , chỉ sử dụng các thiết IoT được bảo mật theo thiết kế.

Tăng cường an ninh mạng với Microsoft 365

Với hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, Microsoft 365 là trọng tâm an ninh mạng quan trọng đối với hầu hết các nhóm bảo mật doanh nghiệp và là mục tiêu tấn công của nhiều kẻ xấu trên mạng.

  • Cài đặt bảo mật mặc định cho Microsoft 365 giúp tăng năng suất và cộng tác, những không thiết lập một bị trí bảo mật vững chắc. Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức quan tâm đến bảo mật phải giải quyết rủi ro này bằng các cài đặt cập nhật và các biện pháp kiểm soát bảo mật được đặt làm mục tiêu hàng đầu.
  • Khách hàng sử dụng khung bảo mật được lập thành văn bản để thiết lập hàng rào bảo mật mạnh mẽ cho Microsoft 365. Người dùng nên cập nhật cấu hình hoặc khảo sát 50 – 75 kiểm soát bảo mật liên quan đến Microsoft 365 và Azure Active Directory.
  • Việc đột ngột chuyển sang làm việc từ xa trong đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy nhu cầu thu thập thông tin và hành động của khách hàng đối với các rủi ro bảo mật bên ngoài mạng tin cậy của họ. Do đó, Microsoft đã bổ sung các tính năng mới để kiểm soát truy cập danh tính, phân tích mối đe dọa dự đoán và khả năng phản ứng với các mối đe dọa bằng cách sử dụng các cơ chế bảo vệ do AI hỗ trợ. Các tính năng tự động và được hỗ trợ bởi AI hiện đại nhất này được bao gồm trong các tính năng nâng cao của phiên bản Microsoft 365 E5.
  • Mỗi năm Microsoft sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào các công cụ và tính năng bảo mật và nhận được thành quả là cho ra đời các biện pháp kiểm soát bảo mật mới, khả năng cảnh báo / báo cáo và các tính năng không gian mạng do AI hỗ trợ để chủ động thu hẹp các lỗ hổng an ninh mạng.
  • Đánh giá bảo mật điển hình và các cam kết tăng cường tập trung vào các dịch vụ Microsoft 365 như Quản lý quyền truy cập, email, điểm đầu cuối của thiết bị và cộng tác với SharePoint, Teams và OneDrive for Business.

Các xu hướng an ninh mạng rất đáng để theo dõi trong năm nay. Khi công nghệ phần mềm độc hại ngày càng tinh vi, các tổ chức cần có hệ thống tốt hơn để bảo vệ mạng của họ.

TSG sẽ giúp các doanh nghiệp bảo vệ cơ sở hạ tầng Microsoft của họ , với các tính năng bảo vệ mối đe dọa nâng cao nhằm ngăn chặn và đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn an toàn.